Trang nhất
  • Tin hoạt động
    • Hoạt động MTTQ huyện,...
    • Bầu cử HĐND, ĐBQH khóa...
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức cán bộ
    • Công tác phòng trào
    • Công tác dân tộc và tôn...
    • Thi đua - khen thưởng
    • Các chương trình phối hợp
  • Công tác tuyên giáo
  • Hệ thống tổ chức
    • Giới thiệu chung
    • Tổ chức bộ máy
  • Văn bản MTTQ
    • Báo cáo
    • Quyết định
    • Kế hoạch - Hướng dẫn
    • Văn bản khác
  • Xây dựng Đảng,CQ
  • Thông tin Mặt trận
    • Đại hội Mặt trận...
19:59 +07 Chủ nhật, 02/04/2023

Trang nhất » Tin Tức » Công tác phòng trào

Bài học kinh nghiệm và giải pháp trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu của MTTQ Hà Nam

Thứ ba - 12/10/2021 15:41
  •   
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một Chương trình chiến lược, đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, vừa là mục tiêu nhiệm vụ, yêu cầu phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải thực hiện, tiến hành đúng quy trình, đồng bộ và hiệu quả. Xây dựng NTM nhằm xây dựng hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn công nghiệp với phát triển dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại.
Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã có nhiều cách làm sáng tạo,hiệu quả trong tuyên truyền, vận động, tập hợp nhân dân chung sức tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hà Nam với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của cấp ủy, chính quyền các cấp, của toàn xã hội, nhất là phát huy sức sáng tạo, tinh thần cộng đồng của nhân dân đến nay 83/83 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, đạt 100%; 6/6 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, đạt 100%. Ngày 31/12/2020 tỉnh Hà Nam được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và là tỉnh thứ tư trong cả nước được công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tính đến ngày 15/3/2021 tỉnh đã có 4 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020 (xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân; xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên; xã An Đổ, huyện Bình Lục; xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý) và có 4 xã đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020.
Một nội dung rất quan trọng cần được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện trong thời gian tới trong xây dựng nông thôn mới đó là giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt được trong xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 291/UBND-NN&TNMT, ngày 01/02/2021 về tiếp tục thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trong năm 2021. Việc khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn, so với Bộ tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu tại các xã phấn đấu đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu (có 10 xã đăng ký trong năm 2021) gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Song với tinh thần quyết tâm cao, xác định xây dựng NTM, xã NTM kiểu mẫu là nhiệm vụ chiến lược, quan trọng, lâu dài, nên ngay từ đầu các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức và kiến thức cho cán bộ và nhân dân về nội dung xây dựng xã NTM kiểu mẫu; phát động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động như: “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; phát động phong trào “Dân vận khéo” trong xây dựng NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu…; xây dựng các chuyên mục về NTM phát trên sóng Đài PT-TH của tỉnh, huyện; thông tin, tuyên truyền qua hệ thống pa nô, áp pích, tờ rơi; thông qua các cuộc họp, hội nghị ở cấp xã, thôn, … từng bước tạo được sự đồng thuận trong nhân dân về xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Cùng với việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tập trung triển khai thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các đề án, chương trình, như: Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế vườn - Kinh tế tập thể; Đề án phát triển chăn nuôi; Chương trình kiên cố hóa kênh mương; Chương trình mục tiêu giảm nghèo…; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường; nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị…Vì vậy, đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trong xây dựng xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
Quá trình xây dựng NTM đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, phải có sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; đề cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện; kịp thời phát hiện, tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc ở cơ sở.
Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ: xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc; lấy vai trò là chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, tạo được sự đồng thuận cao và tích cực tham gia của mọi tầng lớp Nhân dân.
Ba là, xác định, lựa chọn bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương: xây dựng NTM từ hộ gia đình đến thôn, xã, huyện. Lấy khu dân cư, thôn làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân trong xây dựng NTM.
Bốn là, đề án và kế hoạch xây dựng NTM phải cụ thể, chi tiết, xác định rõ nguồn lực, đảm bảo tính khả thi. Lựa chọn các nội dung, tiêu chí thuận lợi, cần ít vốn đầu tư triển khai trước; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng hạ tầng với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh trật tự. Đồng thời, phải xã hội hóa trong huy động nguồn lực. Không nóng vội chạy theo thành tích, không huy động quá sức dân, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên.
Năm là, thực hiện tốt Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, phát huy vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Ban giám sát cộng đồng; công khai, minh bạch theo phương châm ‘‘Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ’’. Từ công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đến việc tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện phải hết sức dân chủ và công khai, lấy ý kiến tham gia và đóng góp rộng rãi của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Sáu là, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên tuyên truyền, biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên hệ thống phát thanh của xã để tạo phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, hiệu quả.
Cần xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp tập trung thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; Tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, chính quyền đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; xác định rõ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thường xuyên, lâu dài, không có điểm kết thúc; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện; gắn với trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong xây dựng nông thôn mới.
Hai là, tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Mỗi địa phương, mỗi ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị có hoạt động cụ thể để hưởng ứng các phong trào thi đua.
Ba là, tăng cường sự phối hợp, tham gia của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và tăng cường sự giám sát của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới. Đổi mới nội dung, hình thức để tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới và phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Tích cực huy động tổng hợp các nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nhất là nguồn lực xã hội hóa huy động sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bốn là, tiếp tục phân cấp, tạo điều kiện để các cơ sở và người dân chủ động trong việc nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới. Khuyến khích các mô hình “Khu dân cư tự quản”, người dân tự làm, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới ở cơ sở.
Năm là, đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển toàn diện giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; các giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn sáng – xanh - sạch - đẹp. Cải tạo, nâng cấp các khu xử lý rác sinh hoạt tập trung ở các xã trở thành khu xử lý rác thân thiện môi trường. Tập trung xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải của các làng nghề, trang trại, gia trại chăn nuôi. Giảm thiểu chăn nuôi trong các khu dân cư, từng bước đưa các cơ sở chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp vào các khu sản xuất tập trung.
Sáu là, Nâng cao chất lượng công tác tham mưu và hiệu quả hoạt động của cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp. Phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu; thường xuyên đảm bảo tốt công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật; làm tốt công tác tiếp công dân, phân loại xử lý và giải quyết dứt điểm các vụ việc, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp.

Tác giả bài viết: Tăng Thu Hà

Nguồn tin: Ban Phong trào Ủy ban MTTQ tỉnh



______________________________________________________________________________________________________

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: nội dung, hướng dẫn, vấn đề, cụ thể, thi hành

Những tin mới hơn

  • Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Hà Nam lần thứ VI - năm 2022 (03/10/2022)
  • Trao kinh phí hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo tại huyện Bình Lục (27/10/2022)
  • Hội nghị ra mắt mô hình phân loại rác tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ phân hữu cơ bằng thùng Compost (29/09/2022)
  • Đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” làm việc tại tỉnh Hà Nam (21/09/2022)
  • Thư kêu gọi Ủng hộ, giúp đỡ người nghèo trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần - 2022. (25/01/2022)
  • Tập huấn về bảo vệ môi trường cho các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp khu vực phía bắc, trung, nam năm 2022 (17/06/2022)
  • Thông báo số1 Của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Hà Nam về kết quả ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Hà Nam trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2021 (09/11/2021)

Những tin cũ hơn

  • Hai chủ vườn lan trao tặng 240 triệu đồng ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 (10/05/2021)
 







Đang truy cậpĐang truy cập : 45

•Máy chủ tìm kiếm : 4

•Khách viếng thăm : 41


Hôm nayHôm nay : 8802

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 21758

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1492334

PHỦ LÝ THỜI TIẾT

Dịch tự động

  • Tên hình ảnh 5
  • Tên hình ảnh 4
  • Tên hình ảnh 3
  • Tên hình ảnh 2
  • Tên hình ảnh 1
   ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH HÀ NAM
   Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ, P. Lê Hồng Phong, Thành phố Phủ Lý, T. Hà Nam
   Tel: (84-0226) 3 852 801 | Fax: (0226) 3 852 801
   Email: mttq@hanam.gov.vn
   Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hà Nam
   

   Đăng nhập
   

  • Xem bản: Desktop | Mobile