Trang nhất
  • Tin hoạt động
    • Hoạt động MTTQ huyện,...
    • Bầu cử HĐND, ĐBQH khóa...
    • Công tác tuyên giáo
    • Công tác tổ chức cán bộ
    • Công tác phòng trào
    • Công tác dân tộc và tôn...
    • Thi đua - khen thưởng
    • Các chương trình phối hợp
  • Công tác tuyên giáo
  • Hệ thống tổ chức
    • Giới thiệu chung
    • Tổ chức bộ máy
  • Văn bản MTTQ
    • Báo cáo
    • Quyết định
    • Kế hoạch - Hướng dẫn
    • Văn bản khác
  • Xây dựng Đảng,CQ
  • Thông tin Mặt trận
    • Đại hội Mặt trận...
13:07 EDT Thứ hai, 20/03/2023

Trang nhất » Tin Tức » Giám sát - Phản biện xã hội

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MTTQ VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TỈNH

Thứ tư - 06/07/2022 21:39
  •   
Hoạt động giám sát, phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác Mặt trận, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam là rất lớn, thể hiện tính dân chủ rộng rãi, tính đại diện của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Trong đó, hoạt động giám sát của MTTQ dựa trên 4 hình thức giám sát và 3 hình thức phản biện xã hội được quy định tại NQLT số 403 ngày 15/6/2017 giữa UBTVQH-CP-Đoàn chủ tịch UBTWWMTTQVN. Thực tế trong những năm qua, MTTQ các cấp tỉnh Hà Nam luôn chủ động thực hiện tốt vai trò giám sát, phối hợp giám sát thông qua việc tham gia với HĐND, các Ban của HĐND, VKSND giám sát việc chấp hành và thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; Động viên nhân dân giám sát thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở qua hoạt động Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, phường, thị trấn; Chủ trì tổ chức các đoàn giám sát việc chấp hành thực hiện pháp luật ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân… Qua đó đã góp ý, kiến nghị cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong công tác điều hành, quản lý nhà nước và việc chấp hành pháp luật ở địa phương.

Nhận thức đúng tầm quan trọng của giám sát và phản biện xã hội. Trong những năm qua, công tác giám sát và phản biện xã hội của tỉnh đã từng bước được phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng đối với việc đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận, nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ và các tổ chức chính trị -xã hội ở địa phương. Các cuộc giám sát, các nội dung phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội đã được cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành đánh giá cao và ngày càng chất lượng giúp cho các cơ quan soạn thảo, cơ quan được giám sát nhận thấy những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, qua đó góp phần phát huy dân chủ ngay từ khi soạn thảo ban hành các văn bản của địa phương có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội hiện nay Trung ương đã ban hành các văn bản để triển khai thực hiện rất đầy đủ, đảm bảo được mục tiêu, nguyên tắc và các cơ chế đối với công tác giám sát và phản biện xã hội. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, MTTQ tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc tham mưu, đề xuất với Cấp ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội; chủ trì xây dựng các Đề án để triển khai các hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp đến cơ sở. 

Cụ thể từ khi Quyết định số 217 được ban hành và đi vào thực hiện, MTTQ các cấp tỉnh Hà Nam đã tổ chức giám sát 4.173 cuộc, trong đó chủ trì 963 cuộc, phối hợp tham gia giám sát 2.131 cuộc, hướng dẫn Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ giám sát 1079 cuộc; Tổ chức 16 cuộc phản biện xã hội về các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của Nhân dân và được UBND tỉnh, các sở, ngành rất quan tâm. Tham mưu ban hành 01 Đề án giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước các cấp giai đoạn 2016-2020, qua đó đã tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức giám sát 95 cuộc về cải cách thủ tục hành chính của MTTQ các cấp. Tham mưu, đề xuất cấp ủy ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đối với quá trình tổ chức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội như: Ban hành Quy định số 223 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp thu, giải quyết kiến nghị sau giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các đoàn thể chính trị-xã hội, để theo dõi thực hiện kiến nghị sau giám sát và phản biện xã hội đối với các cơ quan, tổ chức, các nhân; đây là văn bản mà MTTQ tỉnh tỉnh Hà Nam đã kiến nghị và tham mưu với cấp ủy ban hành sớm và hiện nay được các cơ quan rất nghiêm túc thực hiện. Ban hành Đề án số 01 ngày 28/9/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội giai đoạn 2021-2025 để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị-xã hội (qua đó MTTQ các cấp các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp phải đảm bảo hằng năm ít nhất từ 1-2 cuộc giám sát và phản biện xã hội/năm); Tham mưu cấp ủy ban hành 01 Nghị quyết về lãnh đạo hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội năm 2022 (duy trì ban hành Nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy đối với chương trình hành động hằng năm của MTTQ); ban hành 01 Chỉ thị về đẩy mạnh vai trò, trách nhiệm của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội để huy động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tham mưu sửa đổi Hướng dẫn số 26 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân (theo QĐ 218 của BCT).

Cùng với việc tham mưu, đề xuất để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với công tác Mặt trận, trong đó có công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội; trong quá trình tổ chức giám sát và phản biện xã hội MTTQ đã vận dụng linh hoạt để công tác giám sát và phản biện xã hội được triển khai rộng rãi, có sự tham gia của nhiều đối tượng và ý kiến của người dân, trong đó có các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nội dung giám sát và phản biện xã hội, như việc tổ chức lấy ý kiến khảo sát đánh giá vấn đề trước khi tổ chức giám sát và phản biện xã hội, việc kết hợp các hình thức tổ chức giám sát trong cùng Kế hoạch để tăng tính toàn diện của nội dung giám sát: (Hội nghị phản biện xã hội đối với đề án quy định không được phép chăn nuôi trong khu vực nội thành, nội thị của UBND tỉnh; Đề án quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã và thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam; tổ chức giám sát qua báo cáo và giám sát trực tiếp bằng đoàn giám sát). Qua đó, chất lượng các cuộc giám sát, nội dung phản biện xã hội của MTTQ ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên trong tổ chức thực hiện giám sát và phản biện xã hội thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Một số nơi cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt đối với việc tổ chức giám sát và phản biện xã hội, nhất là tổ chức phản biện xã hội ở cấp cơ sở hiện nay chưa được tổ chức, chỉ dừng lại ở việc lấy ý kiến tham gia, góp ý bằng văn bản. MTTQ một số nơi các cấp chưa phát huy động tối đa được sự tham gia của những người có kinh nghiệm tham gia vào hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Hình thức giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chưa thực sự hiệu quả, chất lượng giám sát chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nơi hiện nay còn hạn chế về chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng để thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội; chưa huy động được sự tham gia tích cực của các Ủy viên MTTQ, đội ngũ Tư vấn, các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ có chuyên môn, kinh nghiêm tham gia.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội, trong thời gian tới cần thực hiện có hiệu quả một số giải pháp sau:

Trước hết là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong cấp ủy các cấp đối với nhiệm vụ công tác giám sát và phản biện xã hội; Các cấp ủy cần tổ chức kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền đối với việc phối hợp và tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội. 

Hai là, Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc trong các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân các quy định, quy chế của Đảng, Nhà nước về giám sát, phản biện xã hội nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trong tổ chức, thực hiện và vai trò, nhiệm vụ của MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội đối với công tác giám sát và phản biện xã hội.

Ba là, Nâng cao tính chủ động của đội ngũ cán bộ chuyên trách MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội trong nắm bắt tình hình tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, phản ánh tới cấp ủy, chính quyền để kịp thời giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân, coi trọng việc lựa chọn nội dung và hình thức giám sát, phản biện xã hội phù hợp, tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát đột xuất qua thông tin phản ánh của nhân dân. Phát huy năng lực, sở trường, trí tuệ của Ủy viên Ủy ban MTTQ các cấp, các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, các cá nhân tiêu biểu, các chuyên gia, nhà khoa học, người có uy tín tham gia vào công tác giám sát và phản biện xã hội.

Bốn là, Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng cán bộ MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đảm bảo về số lượng, chất lượng; rà soát, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ở cơ sở; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở quan đó tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm trong giám sát và phản biện xã hội.

Năm là, Nâng cao chất lượng các kiến nghị giám sát và phản biện xã hội, đảm bảo kiến nghị khách quan, trung thực, đầy đủ, có căn cứ pháp lý, khoa học và thực tiễn; các giải pháp kiến nghị đưa ra mang tính khả thi và hiệu quả. Đồng thời duy trì tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị sau giám sát và phản biện xã hội của các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, đơn vị.
 
 
 

Tác giả bài viết: Trần Văn Thành - PCT Ủy ban MTTQ tỉnh



______________________________________________________________________________________________________

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: hoạt động, giám sát, xã hội, nhiệm vụ, quan trọng, công tác, mặt trận, yêu cầu, thể hiện, dân chủ, rộng rãi, đại diện, đoàn thể, đoàn viên, hội viên, nhân dân, quy định, chủ tịch, thực tế, thực hiện, vai trò

Những tin mới hơn

  • Uỷ ban MTTQ xã Bắc Lý tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (14/11/2022)
  • Uỷ ban MTTQ tỉnh tổ chức Đoàn giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công khai kết luận thanh tra tại UBND huyện Lý Nhân (07/10/2022)
  • Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (15/09/2022)
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nguyễn Úy tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (13/09/2022)

Những tin cũ hơn

  • PHẢN BIỆN XÃ HỘI - CẦU NỐI CHO SỰ ĐỒNG THUẬN VÀ THÀNH CÔNG (04/04/2018)
  • PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN, BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG Ở CƠ SỞ (21/01/2018)
 







Đang truy cậpĐang truy cập : 52

•Máy chủ tìm kiếm : 16

•Khách viếng thăm : 36


Hôm nayHôm nay : 17669

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265236

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1330540

PHỦ LÝ THỜI TIẾT

Dịch tự động

  • Tên hình ảnh 5
  • Tên hình ảnh 4
  • Tên hình ảnh 3
  • Tên hình ảnh 2
  • Tên hình ảnh 1
   ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH HÀ NAM
   Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ, P. Lê Hồng Phong, Thành phố Phủ Lý, T. Hà Nam
   Tel: (84-0226) 3 852 801 | Fax: (0226) 3 852 801
   Email: mttq@hanam.gov.vn
   Chịu trách nhiệm chính: Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hà Nam
   

   Đăng nhập
   

  • Xem bản: Desktop | Mobile