Theo hướng dẫn sử dụng y học cổ truyền phòng chống ôn dịch COVID-19 do chủng vi rút Corona (SARS-COV-2) ban hành kèm theo Quyết định số 55/QĐ-HĐY ngày 20/7/2021 của Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Hướng dẫn sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19 theo Quyết định số 4539/QĐ-BYT ngày 25/9/2021 của Bộ y tế ……….. phổ biến cho nhân dân ứng dụng trong phòng, chống dịch COVID-19 bằng thuốc y học cổ truyền có tại địa phương.
1. Bài thuốc xông áp dụng với người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) được khẳng định bằng xét nghiệm realtime PT-PCR dương tính của y học hiện đại nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
Đây là bệnh ôn dịch thời kỳ đầu, do thấp nhiệt độc xâm phạm vào bì mao và phế vệ.
Ngoài việc điều trị theo phác đồ của tây y dùng thêm nồi nước xông để tăng hiệu quả trong điều trị.
Bài thuốc:
- Sử dụng các loại dược liệu chứa tinh dầu như: Sả, Bạc hà, Quế, Mùi, Kinh giới, Gừng, Tía tô, Vỏ bưởi, Lá bưởi, Lá Tre, Hương nhu…
- Thành phần nồi lá xông ở mỗi địa phương có khác nhau, nên có các vị chính như: Sả, Gừng, Tía tô, Quế, Bạc Hà, Lá bưởi, Lá tre, …
- Thời gian xông tùy theo mức độ chịu đựng của bệnh nhân, trung bình từ 5 đến 10 phút, nhiệt độ từ khoảng 60 - 70oC (cho nồi xông cá nhân - trùm chăn).
Lưu ý:
- Sau khi xông phải thay quần áo, lau khô người
- Uống bù nước, điện giải: Oresol, nước ép hoa quả, hoặc nước đun sôi để nguội pha với một ít muối (9g/1 lít nước).
- Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu.
2. Thuốc dùng ngoài để phòng bệnh
Theo y học cổ truyền, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, giai đoạn đầu tập trung chủ yếu ở vùng mũi họng. Sử dụng một số phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác theo quy định để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh.
- Bài thuốc dùng để xông phòng ở, nơi làm việc:
Dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp.
* Phương pháp 1.
Nguyên liệu: Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Húng quế, Gừng, tỏi, Lá Bưởi, Kinh giới, Tía tô, Tràm gió…
- Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g - 400g, tùy theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. (ngày làm hai lần, sáng và chiều)
* Phương pháp 2
- Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế… được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
Liều dùng, cách dùng: Tùy theo diện tích phòng (10 - 40M2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2-4ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 - 3 lần.
Lưu ý:
- Không được xông trực tiếp vào người
- Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
III. Ăn uống theo thể trạng để nâng cao vệ khí
Trong sinh hoạt hàng ngày cần chú ý tăng cường chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đảm bảo hợp lý, uống đủ nước, chỗ ở thông thoáng, lao động, nghỉ ngơi hợp lý; những người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, những người có bệnh nền cần được quan tâm hơn và tăng cường thuốc bổ dưỡng, tích cực luyện tập thể dục, dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
Kết hợp sử dụng một số bài thuốc phù hợp với thể trạng sau:
*Thức uống giúp cho người có thể trạng nhiệt
Triệu chứng: Người hay bị nhiệt miệng, viêm sưng đau họng, khi bị cảm thường hay sốt cao, khát nước nhiều, thích uống nước lạnh, nước tiểu thường vàng dậm, dễ táo bón.
1. Bài thuốc:
Thành phần: Hoa cúc 10g, Lá dâu tằm 10g, Xuyên bối mẫu 10g, Cam thảo 6g.
Cách chế biến: Bốn thành phần trên cho vào ấm, rót nước sôi ngâm 10 phút là có thể dùng.
*Thức uống giúp cho người có thể trạng hàn
1. Bài thuốc:
Thành phần: Gừng 20g, tía tô 10g, Sả 05g, thêm 1 ít đường.
Cách chế biến: Gừng thái sợi, lá tía tô, sả nghiền dập, cho vào ly nước sôi cùng với một ít đường là có thể dùng.
* Đối với người thể trạng đàm thấp
Người hay mệt mỏi, chóng mặt, nặng đầu, đờm nhiều, dễ mắc rối loạn lipid máu, cholesterone cao, rêu lưỡi dầy.
Bài thuốc: Kinh giới 10g, Tía tô 10g, Lá trà 3g, Gùng 6g, ít đường
Cách chế biến: cho tất cả vào 500ml nước, nấu sôi để lửa nhỏ 5 phút bắc ra cho ít đường vào dùng ấm.
* Đối với người thể khí hư
Tay chân cơ nhão, yếu lực, lên cầu thang dễ thở dốc, làm việc tay chân nhanh mệt, hay mỏi lưng gối, sợ gió, sợ lạnh, ăn không ngon miệng..
Các thức ăn bài thuốc giúp bổ khí: gồm các thức ăn động vật, nhất là thịt dê, khoai mài (hoài sơn), hạt sen, khoai môn, cà rốt, củ sen, trùng thảo (Hoặc nấm đông trùng thảo nuôi cấy trong phòng thí nghiệm), táo đỏ.
* Đối với người thể khí uất
Người thể khí uất hay trầm cảm, dễ suy nghĩ tiêu cực, hay cáu, khóc, họng hay có cảm giác bị nghẹn, khó ngủ, hay đau tức liên sườn, ăn không ngon, vì khí uất nên vệ khí suy, dễ bị ngoại tà xâm nhập.
Bài thuốc: Nghệ đen 5g, ích mẫu thảo 10g, Hồng hoa 8g, một ít đường.
Cách chế biến: Cho tất cả vào ấm nấu trong 5 phút, bắc ra cho ít đường vào dùng ấm.
/uploads/news/2021_09/cv-vv-tuyen-truyen-su-dung-y-hoc-co-truyen-phong-chong-dich-benh-covid-19-1.docNguồn tin: Ban Phong trào Ủy ban MTTQ tỉnh
______________________________________________________________________________________________________Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
67
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 64
Hôm nay :
21109
Tháng hiện tại
: 544407
Tổng lượt truy cập : 4324768
Dịch tự động